BỆNH HỌC

NẤM SÂU LOBOMYCOSIS

 

1.Căn nguyên và dịch tễ

Nấm sâu Lobomycosis là bệnh nấm mãn tính, thường thấy lưu hành ở các vùng nông thôn tại Nam Mỹ và Trung Mỹ. Người bản xứ của rừng mưa nhiệt đới Brazil gọi đây là miraip hay bệnh piraip, có nghĩa là “bỏng”.

Lobomycosis là bệnh hiếm gặp. Nguồn lây truyền chưa rõ, mặc dù các tổn thương thấy tương tự nhiễm nấm ở cá heo. Nguồn nhiễm vi nấm từ đất, nước, thực vật ở vùng rừng nằm trong vùng dịch tễ lưu hành. Nấm gây bệnh: Lacazia loboi (Loboa loboi và Paracoccidioides loboi).

Căn bệnh này thường được thấy trong các khu rừng nhiệt đới, ẩm ướt, hoặc cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình là 24°C và lượng mưa hàng năm trung bình cao hơn 2000mm, như là: Costa Rica, Panama, Venezuela, Colombia, Guyana, Surinam, Pháp Guyana, Ecuador, Peru, Bolivia, Honduras, Mexico, Hà Lan, Hoa Kỳ và Canada.

Khoảng 64% các trường hợp Lobomycosis được biết đã xảy ra ở Brazil và mặc dù không phổ biến, nó xảy ra ở 8,5% các thành viên của một số bộ tộc bản xứ Nam Mỹ, ví dụ: bộ lạc Amoruas của Casanare ở Colombia và Ấn Độ, Caiabi của Brazil.

Chưa thấy có báo cáo tử vong từ Lobomycosis.

Lobomycosis gặp ở nam nhiều hơn nữ (68-92%), hay gặp là nông dân, công nhân cao su, thợ săn, và người thăm dò. Không có khác biệt về tỷ lệ chủng tộc. Tuổi khởi phát là 1-70, trung bình là tuổi 38.

2. Triệu chứng lâm sàng

Tổn thương da phát triển chậm, thời gian ủ bệnh chậm từ 3 tháng đến 2,5 năm.

Các tổn thương thường bắt đầu là sẩn hoặc mụn mủ nhỏ, sau tiến triển giống như sẹo lồi, có thể tạo lổ dò và chúng có thể xảy ra ở các vị trí bị chấn thương. Lớp biểu bì có thể là sáng bóng, teo, và đổi màu.

Các tổn thương có thể là hơi ngứa, hoặc hơi rát bỏng.

Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến các vị trí tiếp xúc và tứ chi: tai, mông, lưng, vùng xương bả vai, khuỷu tay và cẳng chân cẳng tay hay da đầu và niêm mạc.

Bệnh có thể lây lan từ các chi hoặc bệnh có thể lây từ vị trí này đến vị trí khác do tự tiêm nhiễm. Các tế bào nấm đã được tìm thấy trong các hạch bạch huyết, cho thấy sự lây lan bạch huyết. Tỷ lệ các hạch bạch huyết quanh các khu vực bị ảnh hưởng có thể sưng to và bị nhiễm nấm khoảng 0-25% bệnh nhân.

3. Cận lâm sàng

Soi trực tiếp. L loboi chủ yếu là một tác nhân gây bệnh nội bào, cư trú chủ yếu ở các không bào đại thực bào. Chúng có thể sinh sản bằng nảy chồi.

Nuôi cấy: Chưa thực hiện được

Mô học: phát hiện u hạt với chủ yếu là histiocytes, các tế bào khổng lồ (trung bình 10 hạt nhân) và các tế bào nấm rất nhiều lót bên trong, hình cầu, có thành dầy. U hạt được giới hạn đến lớp hạ bì, lớp biểu bì có thể là bình thường, teo, hoặc nó có thể có tăng sản pseudoepitheliomatous. Hoại tử rất hiếm xuất hiện.

4. Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt với: Chromoblastomycosis, Dermatofibrosarcoma Protuberans, Bướu thịt Kaposi, Sẹo lồi và sẹo phì đại, Leishmaniasis, Bệnh phong, Vảy nến thể mảng, Blastomyces Nam Mỹ, Sporotrichosis, Ung thư biểu mô

5. Điều trị

Clofazimine 100 mg/ngày và itraconazole 100 mg/ngày trong vòng 1 năm.

Mặc dù một vài báo cáo trường hợp thành công với điều trị clofazimine, tuy nhiên chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoặc sửa chữa biến dạng thẩm mỹ luôn được khuyến cáo.

XEM HÌNH ẢNH LÂM SÀNG

BS. Lương Trường Sơn.





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập