TƯ VẤN

 

DÀY SỪNG NANG LÔNG

Dày sừng nang lông là một bệnh lý mạn tính của da, do sự tăng tạo nút sừng tại phễu nang lông. Tổn thương là các “hột sừng” cứng tại các lỗ nang lông, không gây ngứa. Do sự tắc nghẽn đường ra của nang lông, sợi lông bên dưới bị cuộn lại hoặc các chất bã nhờn bị ứ đọng lại. Điều này làm cho “hột” tổn thương càng dày cộm hơn và có thể gây viêm đỏ xung quanh tổn thương. Vị trí thường gặp là mặt duỗi cánh tay - đùi - cẳng tay - cẳng chân.

Nguyên nhân của bệnh chưa rõ, thường xuất hiện ở những người có da khô.

Chính vì thế việc điều trị chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, tức là làm tiêu dần các nút sừng và hạn chế tái phát.

Các hoạt chất giúp tiêu sừng mạnh là vitamin A và các dẫn xuất của nó (uống hoặc bôi); các thuốc bôi tiêu sừng.

Vitamin A uống liều cao 100.000 - 300.000 đơn vị, có tác dụng tiêu sừng sau thời gian vài tháng. Tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng phụ như khô da, ngộ độc vitamin A…

Vitamin A acid uống (Isotretinoin) gây bong tróc sừng nhanh nhưng lại có rất nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng gan, thận, rối loạn chuyển hóa mỡ, độc cho thai…

Chúng ta có thể dùng các chế phẩm bôi để hạn chế tác dụng phụ như Retinol, Retinaldehyde, Tretinoin… Tuy nhiên việc bôi các hóa chất này có thể gây tác dụng phụ tại chỗ như da khô, đỏ, tróc vảy, ngứa…

Các chế phẩm bôi có tác dụng tiêu sừng khác là AHAs (lactic acid, Glycolic acid…), Salicylic acid, Resorcinol… cho tác dụng nhẹ hơn nhưng đồng thời cũng ít tác dụng phụ hơn và có thể được dùng lâu dài.

Như vậy đối với trường hợp của bạn thì nên tuân thủ những vấn đề sau:

- Dùng thuốc uống phối hợp thuốc bôi trong một khoảng thời gian nhất định và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa da liễu;

- Sau khi tổn thương giảm nhiều, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng các thuốc bôi tiêu sừng nhẹ chứa AHAs (lactic acid, Glycolic acid…), Salicylic acid, Resorcinol… hoặc các chất giữ ẩm chứa Urea, Glycerin… nhằm giúp làn da mềm mại hơn;

- Không dùng xà bông tắm bởi vì tính kiềm của xà bông sẽ gây kích thích da, bạn nên dùng các sản phẩm sữa tắm giữ ẩm không mang tính xà bông như Cetaphil, Saforell…

- Đặc biệt là hạn chế tối đa việc cọ xát trên bề mặt da tổn thương bởi vì động tác này sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

- Bản thân của bệnh không gây ngứa. Như đã nói ở trên, do tác dụng phụ của một số thuốc bôi điều trị có thể gây da khô, ngứa, đỏ, tróc vảy… Do đó khi xảy ra tình trạng này thì bạn nên tái khám tại các cơ sở chuyên khoa để có thể được kê toa thêm thuốc uống giảm ngứa (kháng Histamin) hoặc thuốc bôi giảm viêm - dịu da như các chế phẩm Corticosteroid nhẹ.

ThS.BS LÊ THÁI VÂN THANH

Giảng viên bộ môn Da liễu BV ĐH Y Dược TP.HCM





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập