BỆNH HỌC

 VIÊM DA DẠNG HÉC PÉT

(Eczema herpeticum)

 

Viêm da dạng héc pét (EH) là bệnh nhiễm virus ở da và niêm mạc, tương đối phổ biến, triệu chứng đặc trưng bởi sốt, cụm mụn nước, ngứa hoặc đám mụn nước rời rạc. Nó thường được xem như là một biến chứng của viêm da cơ địa.

EH còn được gọi là Thủy đậu dạng Kaposi, vì nó đã được mô tả ban đầu bởi Kaposi vào năm 1887, vì ông nghĩ rằng nó giống như bệnh thủy đậu (varicella).

1. Nguyên nhân và dịch tễ

Hầu hết các trường hợp eczema herpeticum do Herpes simplex virus type 1 hoặc 2.

Herpeticum Eczema thường phát sinh trong giai đoạn đầu tiên của nhiễm trùng herpes simplex. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện sau khi tiếp xúc với người bệnh khoảng 5-12 ngày.

EH có thể có tái phát. Tuy nhiên, tái phát lặp đi lặp lại của EH là không bình thường.

EH ảnh hưởng đến cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị viêm da cơ địa dị ứng. Cơ thể xuất hiện tình trạng giảm miễn dịch mỗi lần nhiễm virut herpes.

EH cũng có thể xảy ra khi có những lý do khác làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da, như trong bệnh: Bỏng do nhiệt, Pemphigus vulgaris, Bệnh dày sừng Darier, K tế bào lymphoma T da /nấm fungoides, Bệnh da vảy cá, Virus coxsackie A16 (nguyên nhân bệnh tay chân miệng).

2. Triệu chứng lâm sàng

EH bắt đầu với những cụm mụn nước ngứa và/hoặc đau. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí, nhưng thường thấy nhất trên mặt và cổ. Các tổn thương mới được hình thành lan trong khoảng thời gian 7-10 ngày sau và hiếm khi lan rộng khắp cơ thể.

Bệnh nhân mệt mỏi, sốt và hạch bạch huyết tại tại chỗ và lân cận sưng.

·         Những mụn rời rạc, hình ảnh tương tự như nhau; Màu sắc vàng sáng, với một lớp mủ dày, hoặc màu máu, đỏ, hồng, đen. Mụn nước mới có xu hướng lành giữa – lõm ở  trung tâm (umbilication).

·         Tổn thương có thể chảy dịch hoặc chảy máu. Mụn cũ đóng vảy tiết và hình thức vết loét

·         Tổn thương lành trong khoảng thời gian từ 2-6 tuần.

·         Trong trường hợp nặng nơi da đã bị phá hủy do nhiễm trùng, các vết sẹo nhỏ, màu trắng xuất hiện và có thể tồn tại lâu dài.

Thường nhiễm khuẩn thứ phát với tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn, có thể dẫn đến chốc loét và/hoặc viêm mô tế bào.

EH nặng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau, như mắt, não, phổi, và gan. Hiếm khi gây tử vong.

3. Cận lâm sàng

Bệnh phẩm xét nghiệm được lấy bằng tăm bông phết vùng đáy mụn nước. Sau đó tiến hành:

-         Nuôi cấy virus;

-         Miễn dịch kháng thể huỳnh quang trực tiếp;

-         PCR (Polymerase Chain Reaction);

-         Kéo lam nhuộm soi tìm tế bào Tzank (tế bào khổng lồ đa nhân ly gai).

Có thể sinh thiết da nếu cần.

4. Điều trị

EH nên coi là một bệnh da cấp cứu, được nhập viện nội trú.

Thuốc sử dụng gồm: Acyclovir đường uống 400mg đến 800mg x 5 lần mỗi ngày, hoặc, valaciclovir 1g x 2 lần mỗi ngày, cho 10 đến 14 ngày hoặc cho đến khi tổn thương lành hẳn. Aciclovir được tĩnh mạch được sử dụng nếu bệnh nhân bị bệnh nặng không uống thuốc được, hoặc nhiễm trùng ngày một xấu đi mặc dù đang điều trị bằng đường uống.

Kháng sinh toàn thân được sử dụng nếu có nhiễm trùng da khuẩn thứ phát.

Steroid bôi tại chỗ được khuyến cáo để điều trị viêm da dị ứng đi kèm.

Cần tham khảo chuyên khoa mắt nếu nghi ngờ khi có tổn thương EH gần mắt

BS. Lương Trường Sơn

XEM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập