BỆNH HỌC

NẤM SÂU CHROMOMYCOSIS

(Chromomycosis – Chromoblastomycosis)


1. Căn nguyên và dịch tễ

Nấm sâu Chromomycois (nấm hạt màu) là một bệnh nấm mãn tính khu trú ở da và mô dưới da, tổn thương đặc trưng là tăng sừng giống mụn cóc hay hình bông cải, lâu dài gây biến dạng ở chi. Bệnh xảy ra khắp thế giới nhưng thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Vi nấm gây bệnh có trong đất, gỗ mục, lá cây mục xâm nhập vào da qua chấn thương gây rách da. Hay gặp ở nam nhiều hơn nữ, tuổi 20-60. Đối tượng hay gặp là nông dân, người đi chân đất, công nhân hầm mỏ, công nhân môi trường,...

Vi nấm gây bệnh thường gặp nhất là Fonsecaea pedrosol, các chủng khác: F.compacta, Phialophora verrucosa, Cladosporium carrionii,...

2. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh xuất hiện tại vị trí chấn thương mà trước đó người bệnh không chú ý‎ hoặc không nhớ.

Cơ năng: ngứa nhẹ, không đau..

Thực thể: Tổn thương đầu tiên là nốt hay sẩn vẩy nhỏ, màu hồng, nhô cao so với mặt da, giới hạn rõ, bề mặt sùi như bông cải. Thời gian sau (vài tháng vài năm), một đợt tổn thương mới xuất hiện xung quanh là những cục có vảy hơi tím, bề mặt giống như mụn cóc, tiến triển ly tâm, trung tâm lành nhưng thường lớn dần và tập hợp lại thành từng đám, lâu ngày giống như bông cải. Bề mặt có nhiều mụn mủ, vết loét nhỏ. Tổn thương vệ tinh có thể có do cào gãi tự thâm nhiễm hay thông qua mạch bạch huyết.

Tổn thương không có sự xâm nhập vào cơ và xương bên dưới, rất hiếm lan tràn theo đường máu đến não gây ổ abcess. Trong trường hợp viêm nhiễm kéo dài dẫn đến phù bạch huyết ở chi (phù chân voi).

Vị trí: không đối xứng ở chân, bàn chân; có thể có ở bàn tay, lưng ngực.

3.Triệu chứng cận lâm sàng

Soi tươi: bằng dung dịch KOH ta thấy những tế bào tròn, thành dày, có màu Cigar, kích thước 7-15µm. Được phân chia nên thấy được 1-2 vách ngăn ngang qua gọi là tế bào Fumagoides hoặc tế bào Medlar.

Nuôi cấy: môi trường Sabouraud có Chloramphenicol ủ ở 30 độ C: nấm mọc chậm sau 4-6 tuần khúm nấm có bề mặt như nhung, màu nâu hay đen, xám, xanh lá cây. phân lập được 5 chủng nấm gây bệnh: Phialophora Verrucosa, Fonsecaea pedrosoi, Fonsecaea Compacta, Clasdosporium carrioni, Wangiella dermatitis.

Mô bệnh học: Trên mảnh cắt nhuộm (HE) Hematoxylin –Eosin thấy nấm màu Cigar.

Thượng bì: quá sản giả u biểu mô.

Trung bì: xâm nhập tế bào viêm lympho lan tỏa, tạo thành u hạt ở trung tâm tế bào đa nhân khổng lồ. Trong tế bào đa nhân khổng lồ thì nhìn thấy tế bào nấm thành dày màu nâu. Tế bào nấm có thể đơn độc, 2 tế bào hoặc nhiều tế bào.

4. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với : Leismaniasis, Sporotrichosis, Blastomycosis, Mycetoma, Ung thư tế bào gai, Lao cóc, Giang mai, Yaws, Nhiễm mycobacterium không phải lao ở da, Phong, U hạt dị vật, U hạt sinh mủ.

5.Điều trị

Thuốc kháng nấm toàn thân (không chỉ định điều trị cho trẻ em)

Itraconazole: 100mg x 2 lần/ngày hoặc 3 lần/ngày hoặc 200mg 2 lần/ngày, phụ thuộc vào đáp ứng và nhạy cảm, thời gian điều trị kéo dài nhiều tháng tới nhiều năm cho đến khi lành thương tổn.

Terbinafine: 500-1000 mg/ngày kéo dài trong nhiều tuần.

Flucytosine: 50-100 mg/kg/ngày chia 6 giờ 1 lần.

Phẩu thuật: Giai đoạn sớm, khi sang thương nhỏ: phẫu thuật cắt rộng, tái phát có thể xảy ra nếu tổn thương không được lấy đi hoàn toàn. Sau đó vẫn dùng liệu pháp kháng nấm toàn thân.

XEM HINH ANH

BS. Lương Trường Sơn.





Facebook
Email: dalieudongdieu@gmail.com
dalieuvietnam@gmail.com

Sơ Đồ Đường Đi

Tìm Kiếm

TỪ ĐIỂN

TÌM HIỂU DA CỦA BẠN

Liên Kết Website



BỘ Y TẾ
BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
BV Da liễu trung ương Quy Hòa
BV Da liễu TP.HCM
BV Da liễu Trung Ương
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn
Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương

Quảng Cáo

Liên Hệ: 0913.407.557
Quảng cáo
Quảng cáo

FACEBOOK

Số Lượng Truy Cập